Hiệp hội Điện tử tiêu dùng Mỹ (CEA) thực hiện một cuộc khảo sát về mức độ quan tâm của người dùng đối với các sản phẩm máy ảnh và máy quay hỗ trợ công nghệ 3D. Kết quả hết sức khả quan khi có tới gần một phần tư (23%) những người đam mê chụp ảnh tại Mỹ cho biết sẽ mua một chiếc máy ảnh kỹ thuật số 3D trong năm tới.
Những lý do được người tiêu dùng cho thấy họ có khả năng mua mẫu máy 3D bao gồm sự quan tâm đến công nghệ 3D (61%), sự đánh giá cao cho các tùy chọn, bổ sung hình ảnh mới thú vị (55%), mong muốn để sở hữu công nghệ mới (23%) và niềm tin 3D sẽ giúp họ có nhiều sáng tạo hơn hiện tại (22%).
"Hiểu được người dùng chờ đợi điều gì ở máy ảnh 3D là một yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh doanh số", ông Chris Ely, Giám đốc phân tích công nghiệp tại CEA cho biết. "Người tiêu dùng nhìn thấy một sự phân biệt rõ ràng trong cách mà họ sử dụng máy ảnh 3D so với máy ảnh truyền thống".
" alt=""/>Người Mỹ hào hứng với máy ảnh 3DSingle Lens Translucent (SLT) là hệ thống do Sony nghiên cứu và đưa vào hai model đầu tiên là A33 và A55 từ cuối tháng 8/2010.
Mẫu ý tưởng cho các máy Alpha mới trang bị hệ thống SLT được Sony trình diễn thông qua mô hình trong suốt trưng bày tại một số nơi trên thế giới
Hệ thống gương mờ về bản chất sẽ cho một phần ánh sáng đi tới cảm biến và một phần tới kính ngắm thay vì toàn bộ sẽ phản chiếu lên kính ngắm như các máy ảnh ống kính rời có gương lật thông thường.
" alt=""/>Ý tưởng máy Alpha SLT mới của SonyLần đầu tiên, Bộ Công nghiệp và CNTT Trung Quốc phối hợp với Cục Công nghiệp và Thương mại quốc gia của nước này kiểm tra tình hình buôn bán các mẫu ĐTDĐ nhái, giả mạo ở Trung Quốc. Các nhà chức trách sẽ tiến hành tịch thu và hủy những mẫu điện thoại này, đồng thời những kẻ bán và sản xuất điện thoại giả cũng bị xử lý.
Hiện nay, tại Trung Quốc, điện thoại được sản xuất hàng loạt với mức chi phí rất thấp tại các xưởng, công ty nhỏ trong nước. Đây là hành động trái pháp luật vì một số nhà sản xuất không có giấy phép kinh doanh, và những mẫu điện thoại này cũng không hề có giấy phép sử dụng mạng lưới di động.
Các mẫu điện thoại giả, nhái có mặt ở khắp mọi nơi tại Trung Quốc, bởi chúng có hình dáng giống với mọi nhãn hiệu điện thoại nổi tiếng hiện thời, như iPhone và BlackBerry. Một số mẫu thậm chí còn có những chức năng tương tự nhưng được bán với mức giá thấp hơn nhiều.
Tuy nhiên, các mẫu điện thoại giá rẻ này có nhiều lỗi. Dịch vụ sau bán hàng nghèo nàn hoặc không hề có; một số sử dụng loại pin hao tốn điện và có thể phát nổ. Chúng thường là những sản phẩm dính dáng đến các vụ scandal “móc túi” người dùng di động gần đây.
Hai cơ quan quản lý của Trung Quốc cho biết hành động phối hợp chính là nỗ lực ngăn chặn nguy cơ người dùng bị “móc túi” vì những dịch vụ mà người dùng không hề đăng ký. Người tiêu dùng Trung Quốc cho biết nhiều dịch vụ đã bị kích hoạt tự động trên các mẫu máy điện thoại này, vì các phần mềm được cài đặt và ẩn trong các mẫu máy này.
" alt=""/>Chiêu 'móc túi' người dùng của ĐTDĐ nhái